Có thể nói bánh căn là một trong những món khá phổ biến ở khu vực Nam Trung Bộ với hương vị độc đáo vô cùng thơm ngon. Vậy thì bánh căn thực chất là gì? Ăn có bị mập không? Nên ăn bánh căn ở đâu là ngon nhất? Hãy cùng giải đáp các thắc mắc ngay trong bài viết dưới đây.
Bánh căn từ lâu được biết đến như một món ăn đặc sản ở khu vực Nam Trung Bộ mà cụ thể là Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận với hương vị dân dã thu hút được người dân bản địa và đông đảo thực khách gần xa.
Món bánh là có nguồn gốc từ người Chăm, sau đó thì người Việt đã tìm tòi học hỏi cũng như biến tấu lại cho bắt mắt và hợp khẩu vị người Việt hơn.
Món bánh căn chủ yếu có nguyên liệu từ bột gạo và được pha chế theo công thức riêng biệt. Đầu tiên là người ta sẽ đem gạo ngâm trong nước, sau đó xay nhuyễn mịn cùng ít cơm khô và đổ lên khuôn đất. Cuối cùng là nướng trực tiếp phần bánh căn lên than hồng rồi thêm các nguyên liệu làm nhân khác như mực, tôm hay trứng.
Khi ăn bánh căn, bạn nên ăn kèm với ít rau sống hay khế chua, xoài xanh, dưa leo cùng đa dạng các loại nước chấm như nước mắm làm tỏi ớt, mỡ hành, nước chấm xíu mại hoặc nước sốt cá nục kho. Đặc biệt, bạn phải nhúng ngập bánh trong nước chấm rồi thêm ít đồ chua thì khi thưởng thức sẽ giúp bạn cảm nhận trọn vị béo ngậy, đậm đà của từng chiếc bánh.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia thì trong mỗi chiếc bánh căn sẽ chứa khoảng 81 calo và nếu bạn dùng một phần gồm 10 cái bánh thì sẽ có khoảng 810 calo được nạp vào trong cơ thể.
Theo như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thông tin, mỗi người cần nạp khoảng 2000 calo cho một ngày, tức là trung bình mỗi bữa ăn chỉ nên nạp khoảng 667 calo vào cơ thể thôi.
Tuy nhiên, theo khảo sát từ thực tế thì mỗi bữa ăn một người cần ăn 10 cái bánh căn mới no bụng được, tức là khoảng 810 calo mỗi bữa. Không chỉ thế, khi ăn bạn còn ăn kèm với các thức ăn khác nên có thể sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân.
Thế nhưng, nếu cơ thể bạn chỉ nạp vào khoảng 4 – 5 cái bánh căn cho mỗi bữa và khoảng 2 – 3 lần/tuần thì có thể tránh được nguy cơ tăng cân này. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn thêm nhiều trái cây, rau xanh, củ quả và kết hợp với luyện tập thể dục thường xuyên thì có thể giữ gìn được vóc dáng của mình.
Một trong những địa điểm mà bạn nhất định phải ghé qua nếu muốn thưởng thức những chiếc bánh căn mang hương vị phố núi, dân dã giữa khung cảnh sương mù Đà Lạt. Mỗi phần bánh căn thơm lừng sẽ có đa dạng các loại nhân từ trứng gà, trứng vịt đến cả trứng cút cùng chén nước chấm đậm phong cách Đà Lạt.
Điểm đặc biệt của món bánh căn Phan Thiết là bánh được đổ với bột, khi bánh chín thì phủ liền một lớp hành lá rồi đổ thêm một chiếc bánh khác vào. Ngoài ra, bánh còn được ăn kèm với trứng gà, trứng vịt, trứng cút hay xíu mại, da heo luộc chấm cùng nước sốt cá kho đậm đà. Riêng Phan Rang thì trong bánh căn sẽ còn được đổ thêm một lớp trứng mỏng, thêm tôm và mực lên trên.
Bánh căn Nha Trang sẽ được phủ lên một lớp trứng mỏng cùng tôm, mực trông rất hấp dẫn, đồng thời giúp tăng hương vị ngọt từ hải sản tươi cho món ăn. Ngoài ra, bạn còn có thể lựa chọn loại nước chấm mà mình yêu thích để ăn cùng với hương vị bánh căn dân dã, thơm nức mũi từ những gánh hàng rong.
Có thể thấy hình dáng của bánh khọt và bánh căn khá giống nhau vì đều được làm ra từ những khuôn hình tròn. Ngoài ra, cả hai đều có nguyên liệu chính là bột gạo nên vị bánh mang đến cũng béo ngậy đặc trưng.
Tiêu chí | Bánh căn | Bánh khọt |
Xuất xứ | Nam Trung Bộ | miền Nam |
Cách làm | Nướng (không dầu) | Chiên (có dầu) |
Nhân bánh | Trứng, tôm, thịt,… | Đậu xanh, hải sản, tôm thịt,… |
Đồ ăn kèm | Xoài, khế chua, dưa leo thái sợi,… | Rau cải, dưa leo muối, xà lách,… |
Nước chấm | Nước mắm chua ngọt, xíu mại, mắm đậu phộng, mỡ hành,… | Nước mắm chua ngọt |
Trên đây là toàn bộ những thông tin về món bánh căn đã có từ lâu đời hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức cũng như biết được cách ăn bánh căn đúng vị và một số địa điểm ăn bánh căn nổi tiếng.